Tiềm năng về phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An là rất lớn.
Điều này được thể hiện ở sự đa dạng về những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào
Thái miền Tây Nghệ An còn được lưu giữ: Kiến trúc nhà sàn, những làng văn hóa
thái cổ như Bản Nưa, Bản Yên Thành ở Con Cuông,
Bản Vi ở Quỳ Hợp, Bản Hồng Tiến ở Quỳ Châu… Những nét sinh hoạt cộng
đồng (múa lam vông với cồng chiêng, hát dân ca Thái; Nghề dệt thổ cẩm, thêu… )
đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn; Các lễ hội lớn gắn với bản sắc văn hóa
người Thái còn được duy trì và phát huy như: Lễ hội văn hóa dân tộc Thái hàng
năm tại Môn Sơn, Con Cuông; Lễ Hội Mường Ham ở Quỳ Hợp; Lễ hội Hang Bua ở Quỳ
Châu, Lễ Hội đền 9 gian ở Quế Phong; Một số ngành nghề truyền thống đã được
khôi phục và phát triển tốt như Dệt thổ cẩm; Đan lát hàng thủ công mỹ nghệ ở
Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp…
Một trong những giải
pháp để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc đó là đưa các
giá trị văn hóa đó vào làm du lịch cộng đồng, thông qua các hoạt động du lịch
cộng đồng người dân địa phương có được những nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ
cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản
xuất nông nghiệp. Tiếp đến là việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn
những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hóa và đặc
biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa được nâng cao…
Việc xây dựng và bảo
tồn phát triển văn hóa kết hợp du lịch cộng đồng không chỉ bảo tồn được văn hóa
nhà sàn, điệu dân ca, điệu khắp, câu nhuôn mà còn duy trì được nhiều nghề
truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, gìn giữ được những công cụ lao động, đồ
dùng sinh hoạt đặc trưng...
Du lịch sinh thái cộng
đồng vừa là thế mạnh, vừa là hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất để du lịch đóng
góp ngày càng xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ việc khảo sát các
địa danh tự nhiên, các di tích trên địa bàn để quản lý; khảo sát toàn bộ các
làng, bản đủ điều kiện bảo tồn văn hóa vật thể, mở rộng các điểm du lịch cộng
đồng; mở rộng quảng bá các di tích, ngành nghề truyền thống, hoạt động văn hóa
dân gian, khôi phục các lễ hội truyền thống; xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như
điểm lưu trú, điểm sinh hoạt văn hóa, đường, điện; sản xuất các sản phẩm du
lịch đặc trưng như dệt thổ cẩm, đan lát... đến việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn
viên am hiểu du lịch, các di tích, thắng cảnh trên địa bàn và đặc biệt là bản
sắc văn hóa Thái, Khơ mú, Mông...Huyện Con Cuông, Quế
Phong là những huyện thuộc Khu dự trữ
sinh quyển Tây Nghệ An, có tới 88% dân số là người dân tộc thiểu số trong đó có
74% là cộng đồng dân tộc Thái với những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo
và chứa đựng tính nhân văn cao cả. Vấn
đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở đây đã
đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan khác nhau mà việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của
dân tộc Thái ở huyện Con Cuông, Quế Phong vẫn thiếu những giải pháp cụ thể,
đồng bộ. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của
người Thái. Mông.... đang dần bị mai một.
Một trong những
giải pháp để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc Thái đó là
đưa các giá trị văn hóa đó vào làm du lịch cộng đồng, thông qua các hoạt động
du lịch cộng đồng người dân địa phương có được những nguồn thu trực tiếp từ các
dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so
với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra,
còn những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hóa và đặc
biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hóa được nâng cao…
Từ thực tế các vấn đề đã nêu ở trên các cấp các ngành đã xây dựng và đầu tư phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc và miền núi. Đặc biệt trong thời gian qua Vườn
quốc gia Pù Mát đã ký Thỏa thuận đối tác thực hiện giữa Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Việt Nam và Ban quản lý Vườn
quốc gia Pù Mát về vai trò và nhiệm
vụ của đối tác thực hiện đề xuất “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuyến Bồng
Khê – Yên Khê – Lục Dạ - Môn Sơn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” với mục tiêu bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào
dân tộc Thái đồng thời tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân địa phương góp
phần giảm áp lực của người dân vào tài
nguyên rừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét