- Địa điểm: Đền Chín Gian, xã Châu Kim, Quế phong
- Thời gian: 13-15 tháng 2 âm lịch
Cách đây gần 700 năm, vào cuối thế kỷ thứ 14 đầu thế kỷ thứ
15, nhân dân Tày - Thái miền Tây Nghệ An xuất hiện, trong đó, có dân Tày - Thái
ở vùng Quỳ Châu cũ đến lập nghiệp bắt đầu từ vùng Mường Nọc (Quế Phong) sau lan
ra hai trung tâm lớn ở Châu Tiến (Quỳ Châu), Khủn Tinh (Quỳ Hợp) tiếp theo sau
là nhóm Tày - Thái, gốc từ Lào, Thanh Hoá các bộ tộc cư dân này tuy khác nhau về
nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hoá và tín ngưỡng song họ đã cùng nhau, giúp nhau
trong lao động sản xuất, sát cánh cùng nhau trong chiến đấu bảo vệ bản mường và
từ đây hình thành những cộng cư người mới trên cơ sở những bộ phận các dân tộc
miền Tây xứ Nghệ. Để tưởng nhớ công ơn những thế hệ đi trước đã tạo lập bản mường,
đền 9 gian đựoc xây dựng. Đền hiện được xây trên núi Pú Quái (Núi trâu) thuộc bản
Piếng Chào - xã Châu Kim, thờ Ngọc Hoàng (Thẻn Phà); Công chúa (Xỉ Đà) và Thành
Hoàng (Tạo Ló Ỳ) và những người có công tạo lập 9 mường.
Lễ hội Đền 9 gian từ rất lâu đã trở thành ngày hội trọng đại,
thiêng liêng trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái miền Tây xứ Nghệ. Nơi đây
chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Thái, là biểu tượng
của khối đại đoàn kết dân tộc. Lễ hội đền 9 gian là dịp để mọi người về với cội
nguồn, về với một di tích lịch sử văn hoá dân tộc.
Sau lễ chém
trâu, lễ Đại tế (Lễ xớ Thẻn, xớ Đăm) đã diễn ra trang trọng với ý nghĩa kính mời
Thẻn Phà cùng các vị thần linh, tổ tiên dòng họ về dự lễ hội và thụ hưởng các sản
vật sau một năm dài lao động sản xuất. Đồng thời, cầu cho bản Mường làm ăn phát đạt, lúa đầy đồng, cá đầy sông, rừng
xanh tươi tốt, nhiều khoáng sản, dân bản giàu có, yên vui no ấm, đoàn kết một
lòng.
Nếu như không khí của Lễ Hiến Sinh trong đền trang trọng
bao nhiêu các hoạt động vui chơi và các trò chơi dân gian diễn ra bên ngoài đền
lại vui nhộn bấy nhiêu. Đến với Lễ hội du khách được đắm mình trong những trò
chơi dân gian như ném còn, kéo co, thi đánh trống, cồng chiêng, khắc luống, văn
nghệ… lưu giữ những hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp về đời sống tâm
linh, là nơi sinh hoạt văn hóa đầy ấn tượng, hướng tới cái thiện, uống nước nhớ
nguồn của những cư dân Thái trong vùng. Nét mới của Lễ hội năm nay, huyện Quế
Phong tổ chức nhiều trò chơi dân gian hát xuổi nhuôn, tò lẻ, chọi gà, gói bánh
chưng, quăng chài cá trên sông Tà Tạo. Về với lễ hội, du khách được đắm chìm
trong một không gian rất riêng giữa núi rừng Tây Bắc xứ Nghệ. ( ST)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét