Bản Nứa cách trung tâm
thị trấn huyện Con cuông 10km, nằm trên trục đường giao thông đi vào các danh làm thắng cảnh ở các xã vùng trong và
rừng quốc gia Pù Mát, dọc theo tuyến đường này có các điểm du lịch khá nổi
tiếng như: Cây Đa Con Chùa, Đập Phà Lài, Khe Khặng, Thác khe Kèm, Làng nghề dệt
thổ cẩm truyền thống Tiến Thành.
Bản Nứa là bản thuần dân
tộc Thái chung sống với nhau lâu đời, Bản có diện tích tự nhiên 438,8 ha, trong
đó diện tích đất lâm nghiệp và rừng phòng hộ có 322,9 ha; diện tích ao hồ có
3,6 ha; diện tích ruộng nước có 16,21 ha, diện tích đất màu có 80 ha.
Bản Nứa có 149 hộ gia
đình với 676 nhân khẩu sinh sống trong
đó có 316 người trong độ tuổi lao động ( Nam 181, nữ 235). Đồng bào ở đây chủ
yếu canh tác ruộng nước và trồng màu, cây chủ đạo để phát triển kinh tế nông
nghiệp là cây Cam và cây Chè. Thu nhập bình
quân hàng tháng đạt 630.000đ/khẩu/tháng.
Cơ sở hạ tầng Bản nứa
tương đối phát triển, bà con ở đây đã sử dụng điện lưới, hệ thống giao thông đã
cơ bản hoàn thiện có khoảng 70% đường giao thông nội bản đã được rải bê tông.
Việc phát triển du lịch
cộng đồng đã được bà con đầu tư quan tâm, với sự hỗ trợ của Vườn quốc gia Pù
mát, một số bản của các xã trong huyện đã được gắn biển chỉ dẫn du lịch, bà con
tại Bản Nưa được tổ chức đi tham quan học tập tại các mô hình du lịch văn hóa
cộng đồng như mô hình du lịch văn hóa cộng đồng bản Lác ở Mai châu – Hòa Bình.
Hiện nay tại Bản đã có đội văn nghệ tham
gia biểu diễn ở các thôn bản khác khi có yêu cầu của khách với các tiết mục
như: Nhảy sạp, hát đối, múa xòe, múa lam
vông.
Hiện nay tại Bản Nứa đã
có 8 hộ đăng ký kinh doanh du lịch theo hình thức du lịch cộng đồng, các hộ đã
tự đầu tư chỉnh sửa nhà sàn, các trang thiết bị cơ bản. Bản cũng đã thành lập
được Đội văn nghệ gồm 18 thành viên và luôn tham gia biểu diễn khi có khách du
lịch, thành lập Tổ nấu nướng gồm 5 thành viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét